Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là trùng thảo, là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordycepsmilitaris hoặc Cordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc bị nấm ký sinh ở các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm phát triển thành dạng quả thể, vươn lên khỏi mặt đất và phát tán bào tử. Chính vì mùa đông là trùng, mùa hạ là thảo nên loài nấm này được gọi tên là đông trùng hạ thảo.
Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc, đặc biệt là vùng Đông Á, trên các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam. Do đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên rất quý hiếm và đang rơi vào nguy cơ tuyệt chủng, hiện nay loại thảo dược này đã được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để đáp ứng như cầu sử dụng ngày càng nhiều của con người.
Quá Trình Sinh Trưởng Của Đông Trùng Hạ Thảo Trong Tự Nhiên
Phân biệt các loại đông trùng hạ thảo
Loài nấm Cordyceps sinensis chỉ phát triển được trong môi trường tự nhiên và cho sản lượng rất ít. Trùng thảo tự nhiên có hình dáng của sâu non, dài khoảng 3 – 5cm, rộng khoảng 10mm. Thân có nhiều vân ngang, gần đầu có nhiều vân vòng nhỏ, toàn thân có khoảng 9 đôi chân, nhưng chỉ có 4 đôi chân ở bụng là rõ, đầu có chất sừng màu nâu đỏ. Sau khi khô, thân của đông trùng có màu vàng hoặc vàng kim.
Khác với Cordyceps sinensis, loài nấm Cordyceps militaris không chỉ phát triển trong tự nhiên mà có thể được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Tuy nhiên hình dáng của sản phẩm nuôi cấy khác hoàn toàn so với loại tự nhiên, được phân thành 2 loại:
Đông trùng hạ thảo sinh khối: nấm Cordyceps militaris được nuôi cấy trên cơ chất dinh dưỡng như gạo lứt, nhộng tầm xay nhuyễn và một số hợp chất dinh dưỡng khác. Sau 60-75 ngày sẽ phát triển thành dạng những sợi như ngọn cỏ, có màu trắng đục hoặc vàng cam và quả thể nằm trên giá thể.
Đông trùng hạ thảo ký chủ nguyên con: nấm Cordyceps militaris ký sinh và phát triển trực tiếp trên ký chủ là ấu trùng sâu non hoặc nhộng tằm. Sau 60-75 ngày sẽ phát triển thành hệ sợi ký sinh trên cơ thể nhộng tầm và sau đó tạo thành quả thể nấm. Thành phẩm sau khi thu hoạch gồm toàn bộ ký chủ nhồng tầm và sợi quả thể của nấm Cordyceps.
Cả 2 dạng trùng thảo sinh khối và trùng thảo ký chủ nguyên con đều có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng và những hoạt chất sinh học quan trọng. Tuy nhiên, với điều kiện nuôi trồng tương tự như quá trình sinh trưởng ngoài thiên nhiên, đông trùng hạ thảo ký chủ chứa lượng dinh dưỡng và hoạt chất sinh học cao hơn nhiều so với dạng sinh khối.
Các Loại Đông Trùng Hạ Thảo
Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Tác dụng chống viêm
Nghiên cứu của Lin và công sự vào năm 2005 cho thấy chiết xuất của đông trùng hạ thảo có tác dụng cải thiện chức năng phổi và tình trạng viêm đường thở ở chuột, nó có thể được sử dụng trong phòng ngừa và đi.ều trị hen suyễn[1].
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được ghi nhận trong quyển Toxicology and Applied Pharmacology chỉ ra rằng chiết xuất methanol của đông trùng hạ thảo có hữu ích cho việc đi.ều trị sốc nội độc tố hoặc nhiễm trùng huyết [2].
Tác dụng chống ox.y hóa, bảo vệ thần kinh và chống lão hóa
Trong thử nghiệm của Zhang năm 1997, khi bệnh nhân lớn tuổi sử dụng một chế phẩm đông trùng hạ thảo, cho thấy có sự gia tăng hoạt tính của superoxide dismutase (một enzyme giúp trung hòa gốc tự do) và làm giảm sự gia tăng lượng malondialdehyd (MDA) (một nhân tố bất lợi gây ra do sự lão hóa) [3].
Một thử nghiệm khác thực hiện trên chuột bị gây lão hóa bởi D-galactose, sau đó được đi.ều trị bằng chiết xuất đông trùng hạ thảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng học tập và trí nhớ của chuột thử nghiệm được cải thiện, đồng thời hoạt tính của các enzyme chống ox.y hóa như superoxide dismutase, catalase và glutathione peroxydase ở hồng cầu, gan và não đều tăng và hoạt động monoamin oxydase trong não đã giảm, giúp bảo vệ tế bào thần kinh [4].
Sâm Yến Ngọc Hoàng – Nhà Phân Phối Chính Hãng Bổ Phẩm Các Loại
Tác dụng đối với sự bài tiết insulin và hạ đường huyết
Thành phần polysacarid trong chiết xuất đông trùng hạ thảo qua nhiều nghiên cứu đã được được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương. Mô hình thử nghiệm invivo của nhà nghiên cứu Kiho cho kết quả về sự tăng nồng độ insulin huyết tương trên chuột bị đái tháo đường do streptozotocin và do di truyền. Tuy nhiên, chiết xuất đông trùng hạ thảo lại không ảnh hưởng đến mức độ insulin ở chuột bình thường [5]. Không những thế, nghiên cứu của Balon năm 2002 còn cho thấy tác dụng làm tăng độ nhạy insulin trên chuột [6].
Tác dụng đối với gan
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng cải thiện chức năng gan, làm tăng chuyển hóa năng lượng của gan bằng cách tăng lưu lượng máu ở gan [7]. Chiết xuất đông trùng hạ thảo còn làm giảm hàm lượng malondialdehyd trong gan và nồng độ transaminase, alkalin phosphatase trong huyết thanh ở chuột bị xơ hóa gan do thắt và cắt ống mật [8]. Những phát hiện này có thể giải thích hiệu quả của đông trùng hạ thảo trong việc giảm mệt mỏi và cải thiện sức bền thể chất, đặc biệt là ở các đối tượng ở độ tuổi cao.
Feng và cộng sự của ông đã thực hiện nghiên cứu trên chó cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giãn mạch máu [9].
Một nghiên cứu khác của Chiou khi sử dụng dịch chiết đông trùng hạ thảo ở liều 32 mg/kg trên chuột cho tác dụng giãn động mạch chủ và gây hạ huyết áp [10].
Dịch chiết cồn của đông trùng hạ thảo ức chế sự hình thành huyết khối động mạch chủ bụng bằng cách ngăn chặn sự kết tụ tiểu cầu theo nghiên cứu của Zhao năm 1991 được thực hiện trên thỏ [11].
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng chống lại chứng loạn nhịp tim do aconitin gây ra và làm tăng liều ouabain cần thiết để tạo ra chứng loạn nhịp tim [12].
Kết luận
Qua rất nhiều nghiên cứu về đông trùng hạ thảo đã chứng minh rằng đây là một loại thảo dược vô cùng quý giá với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như kháng viêm, chống o.xy hóa, bảo vệ gan và hệ tim mạch, kiểm soát sự điều tiết insulin.
Bài viết liên quan: