Hồng sâm Hàn Quốc là thành phẩm tạo ra từ nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi, mang đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng của nhân sâm và có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên nhân sâm tươi Hàn Quốc lại không khuyên khích dùng với những bệnh nhân cao huyết. Vậy hồng sâm thì sao, người cao huyết áp có nên sử dụng hồng sâm? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây:
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp (tăng huyết áp) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và được xem như “kẻ giết người thầm lặng” khi toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh có thể xảy ra âm thầm mà không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào cho đến khi thành mạch bị tổn thương do chịu áp lực lớn kéo dài dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Huyết áp cao dùng được hồng sâm không?
Khác với nhân sâm, hồng sâm lại có tác dụng hạ đường huyết giảm cholesterol, phân giải mỡ, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe các mạch máu khắp cơ thể giúp mạch máu thông thoáng máu dễ dàng lưu thông hơn hạn chế nguy cơ đột quỵ tai biến.
Theo bài viết “Hồng sâm Hàn Quốc: Ổn định huyết áp, ngừa xơ vữa động mạch” đăng trên Báo Tiền Phong, ngày 16/06/2008, hồng sâm quả thực có tác dụng ổn định huyết áp, góp phần không nhỏ trong việc dự phòng và điều trị bệnh cao huyết áp [1]. Tại Việt Nam, người ta chưa tìm thấy một tài liệu y dược uy tín nào khả định hồng sâm không dùng được cho người bị huyết áp cao.
Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều có rất nhiều thực nghiệm nghiên cứu về tác dụng của hồng sâm đối với người bị huyết áp.
- Tiến sĩ Yamamoto tại bệnh viện Nissei, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên 316 bệnh nhân (gồm 74 người bị cao huyết áp, 35 người huyết áp thấp, 207 người huyết áp ổn định). Kết quả của nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng 3 – 6 g hồng sâm mỗi lần, 3 lần mỗi ngày trong các bữa ăn không làm ảnh hưởng đến huyết áp của người bình thường nhưng lại có thể ổn định huyết áp cho bệnh nhân có huyết áp không bình thường [2].
- Tại Hàn Quốc, thử nghiệm lâm sàng của Ki Hoon Han trên 34 bệnh nhân gồm 26 người bị tăng huyết áp cơ bản và 8 người bị tăng huyết áp áo choàng trắng. Mỗi ngày, mỗi người dùng 3 lần, mỗi lần 1.5g hồng sâm. Kết quả sau thu được sau 8 tuần cho thấy huyết áp tâm thu trung bình trong 24 giờ giảm đáng kể, huyết áp tâm trương cũng có xu hướng giảm. Còn 8 đối tượng bị tăng huyết áp áo choàng trắng, không quan sát thấy sự thay đổi huyết áp đáng kể [3].
- Một thí nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật, Bắc Kinh, Trung Quốc. Tổng cộng 75 đối tượng được chia thành các nhóm được điều trị bằng giả dược (20 trường hợp) và nhóm được điều trị bằng Hồng sâm Hàn Quốc (55 trường hợp). Hồng sâm Hàn Quốc được dùng với liều 3g/ngày trong 1 tháng. Kết quả thu được cũng cho thấy hồng sâm không gây ra sự thay đổi bất thường đáng kể nào về huyết áp [4].
Điều này chứng tỏ Hồng sâm Hàn Quốc có công dụng lưu thông khí huyết, giúp phòng và điều hòa huyết áp ở bệnh nhân bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh nhân cao huyết áp sau khi sử dụng hồng sâm huyết áp tăng cao hơn (chiếm tỷ lệ nhỏ).
Chính vì vậy, người bị cao huyết áp có thể sử dụng hồng sâm nhưng lần đầu tiên nên sử dụng với liều nhỏ và theo dõi xem huyết áp có thay đổi không. Nếu huyết áp thay đổi theo hướng tích cực, bạn có thể tiếp tục sử dụng và ngược lại.
Những lưu ý khi sử dụng Hồng sâm Hàn Quốc đúng cách cho người bị tăng huyết áp
- Không nên sử dụng hồng sâm cùng lúc hoặc quá gần thời gian sử dụng các thuốc kháng sinh, tân dược điều trị bệnh khác.
- Nên dùng cách bữa ăn từ 45-60 phút. Nên dùng hồng sâm vào buổi sáng.
- Kết hợp một chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe.
- Thường xuyên đo lại huyết áp và theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ thể để điều chỉnh lượng hồng sâm sử dụng cho đúng và kịp thời.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà Sâm Yến Ngọc Hoàng đã sưu tầm được cho quý độc giả. Kính chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe thật dồi dào!
Tài liệu tham khảo
- “Hồng sâm Hàn Quốc: Ổn định huyết áp, ngừa xơ vữa động mạch. Báo Tiền Phong, ngày 16/06/2008. Truy cập 12/10/2020
- Yamamoto, M., Executive director, Department of the 3rd Internal Medicine, Nissei Hospital, Japan. The Ginseng Review 9: 15-20 (1990).
- Ki Hoon Han, Seong Choon Choe, Hyo Soo Kim et al. (1998). Effect of Red Ginseng on Blood Pressure in Patients with Essential Hypertension and White Coat Hypertension. The American Journal of Chinese Medicine, 26(02): 199-209.
- Red Korean Ginseng – Common Misunderstandings. 5 Misunderstandings about Korean Red Ginseng. Ginseng Domain. Truy cập 12/10/2020
Bài viết liên quan: