Nấm linh chi xưa nay vốn được xướng danh là loài nấm “trường thọ” với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Không chỉ được y học cổ truyền Phương Đông xác nhận mà ngay cả các nghiên cứu của nền y học hiện đại cũng phải thừa nhận những lợi ích mà loại nấm này mang lại.
Những đối tượng nên sử dụng nấm linh chi
Những người mắc bệnh tăng huyết áp
- Nghiên cứu cho thấy sử dụng nấm linh chi có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp, giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định [1].
Những người tăng cholesterol máu
- Sterol và triterpen được phân lập từ linh chi đã được báo cáo về tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol, giảm đáng kể cholesterol toàn phần trong huyết tương, các LDL-cholesterol, triglyceride, đồng thời gia tăng đáng kể HDL cholesterol và tỷ lệ HDL-cholesterol so với cholesterol toàn phần [2]. Do đó, những người tăng cholesterol máu, người mắc bệnh rối loạn mỡ máu rất thích hợp sử dụng nấm linh chi.
Người có nguy cơ mắc u.ng t.hư
- Đó là những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư có các thành viên trong gia đình mắc ung thư. Việc sử dụng nấm linh chi hàng ngày sẽ giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch, ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình o.xy hóa. Bên cạnh đó, polysaccharid và triterpenoid là hai nhóm thành phần chính trong linh chi thể hiện tác dụng chống u.ng th.ư đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu, giúp ngăn sự phát triển và lan rộng của khối u, đồng thời làm giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị đối với bệnh nhân u.ng t.hư [3,4].
Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn
- Các thành phần polysaccharid và triterpenoid có trong linh chi, đặc biệt là acid ganoderic cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ với nhiều loại virus và vi khuẩn [5]. Do đó việc sử dụng linh chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ sức khỏe.
Người mắc bệnh đái tháo đường
- Polysaccharid phân lập từ linh chi cho thấy tác dụng làm giảm đường huyết, đồng thời làm tăng nồng độ insulin huyết tương, giúp ổn định đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 [6].
Người có chức năng gan suy yếu, xơ gan, thường xuyên uống bia rượu
- Hoạt chất acid ganoderic and acid ganosporeric A từ linh chi bảo vệ gan khỏi rượu và chất chuyển hóa độc hại của nó, chống lại các tác nhân oxy hóa làm hại gan, duy trì men gan ở mức bình thường, cải thiện đáng kể tình trạng xơ gan [2].
Người bị loét dạ dày
- Theo nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy, sử dụng linh chi giúp thúc đẩy làm lành các vết loét dạ dày do acid acetic nhanh hơn 40-56% so với bình thường, đồng thời còn kích thích tăng sản sinh dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày [7].
Phụ nữ, người bước vào giai đoạn lão hóa
- Sử dụng linh chi tường xuyên là cách bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp chị em phụ nữ gìn giữ được nét xuân, vóc dáng, giảm các vết nám, tàn nhang, ngăn ngừa rụng tóc, chống lại sự lão hóa giúp kéo dài tuổi thanh xuân [2].
Những người có cường độ làm việc cao
- Sử dụng nấm linh chi như một cách bổ sung năng lượng an toàn và không gây nghiện, mang lại hiệu quả cao, giúp giảm tình trạng mệt mỏi, tăng khả năng tập trung [8].
Một số cách sử dụng linh chi
- Cách 1: Dùng nước linh chi uống thay nước (cách thường dùng và hiệu quả nhất). Dùng 50g Linh Chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, để sôi khoảng 2 – 3 phút. Linh Chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
- Cách 2: Uống dạng trà: Nghiền nấm linh chi thành bột, cho bột bấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã. Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
- Cách 3: Ngâm rượu: Dùng 20g nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu linh chi ngâm càng lâu càng tốt). Nên uống rượu linh chi vào sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.
- Cách 4: Dùng nấm linh chi để dưỡng da: Đem nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da.
- Cách 5: Dùng nấm linh chi kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa các bệnh về gan, mật: Kết hợp thêm nhân trần hoặc atiso. Điều dưỡng cơ thể: Kết hợp thêm nhân sâm, tam thất. Chữa dị ứng, ho: Phối hợp cùng kinh giới, ngân hoa.
Cách bảo quản
- Nếu nấm linh chi được sấy khô và đóng gói cẩn thận thì có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, lên đến tận 2-3 năm, với điều kiện bảo đảm nấm linh chi không bị mối mọt, ẩm mốc hay giảm chất lượng.
- Nấm linh chi bị lên mốc, tuyệt đối không sử dụng vì dễ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
- Nếu không sử dụng hết nấm linh chi có thể bảo quản bằng cách chế biến ra các bài thuốc dùng lâu năm bổ ích cho sức khỏe như rượu nấm linh chi, hoặc cho vào tủ lạnh, bảo quản cẩn thận trong túi polymer cột kín. Nếu để nấm linh chi trong môi trường ẩm ướt hoặc không kín sẽ làm cho nấm bị mốc, mủn, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
- Nấm Linh Chi được sấy khô với độ ẩm nhỏ hơn 10% thì hạn sử dụng đến 3 năm nếu để nơi đủ điều kiện thoáng mát, độ ẩm thấp, nếu đang dùng thì để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Tài liệu tham khảo
- Sheveleva , A. A. Seryapinaa , E. L. Zavjalova et. al. (2018). Hypotensive and neurometabolic effects of intragastric Reishi (Ganoderma lucidum) administration in hypertensive ISIAH rat strain. Phytomedicine, p. 1-6.
- Batra, A. K. Sharma, R. Khajuria (2013). Probing Lingzhi or Reishi Medicinal Mushroom Ganoderma lucidum (Higher Basidiomycetes): A Bitter Mushroom with Amazing Health Benefits. International Journal of Medicinal Mushrooms, 15(2): 127–143.
- Zhong L, Jiang DZ, Wang QR (1999). Effects of Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst. compound on the proliferation and differentiation of K562 leukemic cells. J Hunan Med Univ.; 24:521–24.
- Lin CN, Tome WP, Won SJ (1991). Novel cytotoxic principles of Formosan Ganoderma lucidum. J Nat Prod.; 54:998–1002.
- Yihuai Gao, Wenbo Tang, He Gao et. al. (2007). Antimicrobial Activity of the Medicinal Mushroom Ganoderma. Food Reviews International, 21(2):211-229.
- Gao Y, Lan J, Dai X, Ye J and Zhou SH. A phase I/II study of Ling Zhi mushroom Ganoderma lucidum extract in patients with type II diabetes mellitus. Int J Med Mushr. 2004;6:33–39.
- Yihuai Gao, Wenbo Tang, He Gao et. al. (2004). Ganoderma lucidum Polysaccharide Fractions Accelerate Healing of Acetic Acid-Induced Ulcers in Rats. Journal of Medicinal Food 7(4): 417-421.
- Diana Swisher BA (2006). Reishi Mushroom Ganoderma lucidum Standards of Analysis, Quality Control, and Therapeutics. American Herbal Pharmacopoeia: 1-22.
Bài viết liên quan: