Theo thống kê, hiện tại, tỉ lệ người mắc rối loạn mỡ máu trong tổng dân số cả nước là 29,1%. Nghĩa là cứ 100 người thì sẽ có 29 người bị rối loạn mỡ máu. Đây là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến âm thầm nhưng với thời gian, có thể dẫn đến tử vong.
Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp so với mức bình thường. Có những loại rối loạn mỡ máu sau [1]:
- Lượng Cholesterol toàn phần trong máu tăng trên 6,2 mmol/L.
- Lượng Triglycerid trong máu tăng từ 2,2 mmol/L trở lên.
- Lượng LDL-cholesterol, một loại cholesterol “xấu”, trong máu tăng trên 4,1 mmol/L.
- Lượng HDL-cholesterol, một loại cholesterol “tốt”, trong máu giảm dưới 1,0 mmol/L.
Hậu quả của bệnh rối loạn mỡ máu
- Rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới nhiều các vấn đề tim mạch khác như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Trong đó biến chứng thường gặp nhất chính là bệnh xơ vữa động mạch. Khi có quá nhiều LDL-cholesterol trong máu, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu. Kết hợp cùng với một số chất khác dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là các mảng xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn một cách từ từ. Lòng mạch máu bị hẹp dẫn đến giảm lượng máu nuôi dưỡng cơ quan mạn tính, có thể gây suy tim, thiếu máu não, tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa bong ra và theo dòng máu tới các cơ quan, gây tắc mạch máu ở các cơ quan này. Nếu tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim). Tắc mạch não gây nhồi máu não (đột quỵ não). Đây là nguyên nhân gây tử vong đột ngột, nhanh chóng [2].
Hiệu quả của tinh dầu thông đỏ trong điều trị rối loạn mỡ máu
- Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc từ lâu đã được sử dụng như một loại chế phẩm tăng cường sức khỏe ở Hàn Quốc và rất được tin dùng ở Việt Nam bởi tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại cho người sử dụng. Hơn hết, công dụng của tinh dầu thông đỏ trong việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu đã được các chuyên gia Hàn Quốc nghiên cứu và chứng minh. Sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
- Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Hàn Quốc (Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition) năm 2003 cũng cho thấy hiệu quả đáng kể của tinh dầu thông đỏ trong việc điều chỉnh lượng chất béo trong máu. Cụ thể, mức cholesterol toàn phần trong huyết tương có xu hướng giảm, trong khi nồng độ HDL-cholesterol trong huyết tương có xu hướng tăng ở nhóm chuột sử dụng chiết xuất lá thông đỏ. Do chuột thử nghiệm được cho ăn chế độ nhiều chất béo oxy hóa nên gan chuột đã bị tổn thương do tăng lượng cholesterol và tryglycerid trong gan. Đối với nhóm chuột cũng có chế độ ăn tương tự nhưng sử dụng thêm tinh dầu thông đỏ, chức năng gan được bảo vệ khỏi sự tổn thương, đồng thời còn làm tăng hoạt tính glutathione peroxidase – một enzym chống oxy hóa của gan [3].
- Thử nghiệm của Gayoung Park thực hiện vào năm 2008 cũng cho thấy kết quả tương tự. Ở nhóm chỉ được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo oxy hóa, mức cholesterol toàn phần là 50,5 ± 0,7 mg/dL, triglycerid là 24 ± 4,3 mg/dL, trong khi nhóm được sử dụng thêm chiết xuất tinh dầu thông đỏ có mức cholesterol toàn phần và triglycerid giảm xuống rõ, tương ứng là 34,5 ± 2,12 mg/dL, 13,5 ± 4,9 mg/dL [4].
- Thử nghiệm thực hiện năm 2009 của Hiệp hội Khoa học Đời sống Hàn Quốc nhằm đánh giá tác dụng của chiết xuất tinh dầu thông đỏ trên lưu lượng máu và cải thiện lipid huyết thanh. Hàm lượng cholesterol toàn phần và triglycerid trong huyết thanh tăng lên khi chuột được cho ăn với chế độ bổ sung chất béo, thêm vào đó mức độ HDL-cholesterol giảm đáng kể. Tuy nhiên, cũng với chế độ ăn này ở nhóm chuột có sử dụng thêm chiết xuất thông đỏ đã cho thấy sự giảm rõ rệt hàm lượng triglycerid huyết thanh và mức cholesterol toàn phần, đồng thời mức HDL-cholesterol cũng có xu hướng tăng lên. Mức độ lưu thông máu của nhóm bổ sung chiết xuất thông đỏ cao hơn và nguy cơ xuất hiện cục máu đông cũng giảm thấp hơn so với nhóm chuột không dùng tinh dầu thông. Qua đó cho thấy lợi ích của tinh dầu thông đỏ trong việc cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối [5].
Tài liệu tham khảo
- TS. Phạm Mạnh Hùng. Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch. Hội Tim Mạch Học Việt Nam
- RỐI LOẠN MỠ MÁU. Bệnh viện Nguyễn Trị Phương. Truy cập 29 tháng 09 năm 2020.
- Lee, Eun (2003). Effects of Powdered Pine Needle (Pinus densiflora seib et Zucc.) on Serum and Liver Lipid Composition and Antioxidative Capacity in Rats Fed High Oxidized Fat. Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition , 32 (6), 926–930.
- Gayoung Park, Dilli P.Paudyal, Youngmin Park et al. (2008). Effects of Pine Needle Extracts on Plasma Cholesterol, Fibrinolysis and Gastrointestinal Motility. Biotechnology and Bioprocess Engineering, 13: 262-268.
- Kang, Sung-Rim, Kim Young-kyung, Kim, et al. (2009). Blood circulation and lipid improvement effect of red pine leaf extract. Journal of Life Science, 19 (4), 508–513.
Bài viết liên quan: